Thiết bị điện lạnh, thiết bị làm mát, thị trường cũng xuất hiện nhan nhản các sản phẩm giả, nhái. Tham giá rẻ và thiếu hiểu biết đã khiến không ít người tiêu dùng phải trả giá đắt.

Cùng loại máy, tiền khác nhauTrong vai khách hàng đi mua điều hòa loại giá rẻ, chúng tôi thâm nhập một số con phố Hà Nội nổi tiếng với đồ điện gia dụng, thiết bị điện tử như: Chợ Đồng Xuân, Hai Bà Trưng, Nguyễn Lương Bằng, Xuân Thủy, Phùng Hưng… Những nơi này bày la liệt các mẫu sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ mà nhiều nhất là quạt điện, nồi cơm điện, ấm điện, điều hòa nhiệt độ, máy phát điện.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh, chủ cửa hàng điện tử, điện lạnh Quỳnh Anh, phố Huế (Hà Nội) cho biết: “Cửa hàng chị có đủ các loại điều hòa giá từ 5 – 10 triệu đồng/chiếc. Điều hòa giá thấp thì chị nói giá thấp không như các chỗ khác cũng loại điều hòa chị bán 5 triệu đồng nhưng họ chỉ cần dán vào đó một chiếc tem xịn hoặc tem giả xịn, đưa cho em một phiếu bảo hành “nhái” là giá đã tăng lên gần gấp đôi. Đây là nhà chị, chị bán hàng này 20 năm rồi, có vấn đề gì cứ ới, chị cho người đến kiểm tra liền”.

Để chứng tỏ “sự thật thà”, chị Quỳnh chỉ cho tôi các loại điều hòa giống nhau nhưng giá lại hoàn toàn khác nhau. Ví như cùng là loại điều hòa 2 cục một chiều hiệu Panasonic, công suất 12.000BTU nhưng cái thì chị bán 10,5 triệu đồng/chiếc, cái chỉ 6 triệu đồng/chiếc. Loại 13.000BTU của hãng Toshiba cái thì giá 10 triệu đồng, cái chỉ hơn 5 triệu đồng/chiếc.

Không được “thật thà” như chị Quỳnh, chúng tôi đến một cửa hàng bán đồ điện lạnh khác trên phố Nguyễn Lương Bằng để kiểm chứng. Cũng loại điều hòa giống như ở cửa hàng chị Quỳnh nhưng có thêm cái tem và cái giấy bảo hành, nó được hét giá 8,8 triệu đồng/chiếc. Khi chúng tôi phát hiện và thắc mắc về thông số kỹ thuật in trên thùng đựng khác với thông số trên máy điều hòa thì chị chủ hàng giải thích: “Trong quá trình kiểm hàng có thể có sự nhầm lẫn em ạ. Nhưng điều đó không quan trọng, cái chính là máy có tem nhãn và phiếu bảo hành chính hãng hẳn hoi”.
Tại một cửa hàng giữa phố Hai Bà Trưng, chúng tôi bắt gặp cảnh chị Dương Thị Hà ở phố Mã Mây, quận Hoàn Kiếm đang yêu cầu chủ hàng thay dàn lạnh. “Cách đây khoảng một tháng, tôi mua thêm một máy lạnh Toshiba 9.000BTU. Lạ là máy chạy rất ồn, phải chỉnh 20-22 độ mới mát, tăng lên 24 độ là coi như phòng không có máy điều hòa. Chồng tôi theo dõi công tơ điện thì thấy tiêu tốn điện, không tiết kiệm như quảng cáo”, chị Hà bức xúc.Tiểu xảo lừa khách

Ông Trịnh Văn Ngọc, nguyên Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội cho hay, ngoài việc sử dụng phiếu bảo hành, tem và các thông số kỹ thuật “ma” để nhái sản phẩm chính hiệu, còn rất nhiều mánh khóe lừa đảo khác như mua hóa đơn đỏ, đội giá “lên trời” để giúp khách rút tiền cơ quan… Hàng nhập lậu về từ Trung Quốc giá chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng 1/3 hàng thật lại được dán nhãn các hãng như Panasonic, LG, Toshiba, Samsung… bán trà trộn và có giá ngang với hàng thật. Chỉ khi mua về sử dụng người tiêu dùng mới biết mình bị lừa. Máy chạy ồn, dàn lạnh có vấn đề, điểm tiếp xúc kém nhưng hình thức, mẫu mã các loại hàng nhái, giả không khác mấy so với hàng thật.

Còn nữa, các chuyên gia điện tử điện lạnh cảnh báo về hai “chiêu” lừa phổ biến của người bán hàng. Một là, khi khách đã chọn hàng ưng ý, yên tâm ra về, để lại địa chỉ để nhân viên đến lắp nhưng khi giao hàng cho khách thì sản phẩm đó đã bị đánh tráo thành hàng rởm. Hai là, lừa khách hàng mua luôn hàng giả nhái tại cửa hàng.

Trước tình hình thị trường điện lạnh lập lờ trắng đen, ông Nguyễn Viết Tịnh, Chánh văn phòng Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam khuyến cáo: “Khách hàng nên mua hàng ở các đại lý chính hãng, các cửa hàng, siêu thị điện tử – điện máy lớn và yêu cầu phải có phiếu bảo hành của chính hãng. Ngoài ra, người tiêu dùng cần phải kiểm tra lại tem, nhãn mác, xuất xứ hàng, tránh bị đánh tráo với hàng giả, hàng kém chất lượng. Nếu cần khi đã chọn được sản phẩm ưng ý, phải đánh dấu trên từng bộ phận, những mối ghép để tránh bị tráo hàng. Khi mua những sản phẩm này không nên tham rẻ vì không chỉ mất tiền mà thậm chí còn thiệt mạng”.“Có những đối tượng nhập linh kiện, bán thành phẩm vào Việt Nam qua các làng nghề chế tác, gia công, gắn bao bì, nhãn mác mới thành các sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản… Có đối tượng thậm chí còn đăng ký kinh doanh tên doanh nghiệp sau đó đưa vào sử dụng với danh nghĩa là tên thương mại trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ để lừa dối người tiêu dùng, khiến cho hàng giả càng đa dạng và khó phân biệt thật giả”.

Ông Tạ Quang Minh, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN

Bình luận